Nhiễm độc chì nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm độc chì nguy hiểm như thế nào?

Chì là một chất độc hại cho sức khỏe con người và môi trường. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa những thông tin về tác hại của chì (1), nguyên nhân (2) và cách phòng tránh việc tiếp xúc với chì (3).

 

1. Tác hại của chì đến sức khỏe con người

Chì có khả năng xâm nhập vào não bộ, ảnh hưởng đến các quá trình hoạt động của não và làm giảm khả năng học tập, ghi nhớ của người bị nhiễm độc chì. Ngoài ra, chì cũng có thể gây ra những vấn đề về hành vi và tâm lý bao gồm chứng lo âu, trầm cảm, tăng động, v.v.

 

Đối với hệ tiêu hóa, chì có thể là nguyên nhân của những cơn đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón. Chì cũng có thể gây ra các vấn đề về hệ miễn dịch khiến người bị nhiễm độc chì thường xuyên đau ốm.

 

Người bị nhiễm độc chì thỉnh thoảng bị co giật, tê liệt và run rẩy. Chì có thể làm giảm thính lực, thị lực của người này.

 

Người bị nhiễm độc chì dễ bị bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, khò khè, hen suyễn. Chì khiến cơ quan hô hấp làm việc kém hiệu quả.

 

Cơ quan tiết niệu như thận và bàng quang có thể bị suy giảm chức năng do chì.

 

Chì khi vào cơ thể có thể được thải ra hoặc ngấm thẳng vào xương. Chì trong xương gây chậm lớn ở trẻ em. 

 

2. Nguyên nhân chì tồn tại trong môi trường

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chì xuất hiện trong môi trường:

  • Sản xuất và sử dụng chì: Chì được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất ắc quy, sơn, thuốc nhuộm, v.v. Việc sản xuất và sử dụng các sản phẩm này đã dẫn đến việc thải ra môi trường một lượng lớn chì.

  • Xử lý chì trong môi trường: Chì từ sản xuất và sử dụng các sản phẩm chứa nó được sử lý trong các nhà máy xử lý chất thải hoặc tệ hơn nữa, chúng không được xử lý mà đổ thẳng ra ngoài môi trường. Quá trình xử lý chì có thể gây khói, bụi chứa chì trong nhà máy. Chúng bám vào người lao động và phát tán trong môi trường sống của họ.

  • Tiếp xúc với chì trong không khí, nước và thức ăn: các phương tiện giao thông đường bộ, đường hàng không, đường thủy, v.v. đều đóng góp vào việc thải ra khí chứa chì do nguyên liệu đốt trong của chúng chứa chì. Nước mưa giúp chì ngấm vào đất, vào mạch nước ngầm từ đó đất, nước nên thực vật, động vật đều bị nhiễm chì.

 

3. Cách phòng tránh tiếp xúc với chì

Để giảm thiểu tác hại của chì đối với sức khỏe con người và môi trường, chúng ta có thể thực hiện một số cách phòng tránh sau:

  • Sử dụng nước an toàn như nước đóng chai hoặc nước lọc.

  • Sử dụng sản phẩm an toàn có chứng nhận “không chì” (lead free).

  • Đeo khẩu trang trong những khu vực bụi bẩn, ô nhiễm cao như nhà máy, xí nghiệp.

  • Thực hiện vệ sinh cá nhân kỹ càng đặc biệt rửa tay thường xuyên. Lựa chọn sử dụng mỹ phẩm không chứa chì. Đi làm về nên thay quần áo bảo hộ, để giày dép ở ngoài trước khi vào nhà.

  • Thực hiện vệ sinh môi trường thường xuyên, lau chùi nhà cửa, các vệt tróc sơn bằng khăn ướt.

  • Tăng cường thông tin và nhận thức người dân về vấn đề nhiễm độc chì.

Tác hại của chì đến sức khỏe con người thật nghiêm trọng. Chính vì vậy, từ năm 2010, T&S chúng tôi đã bắt đầu sản xuất ra những vòi nước đồng thau không chì để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn. Hãy liên hệ với T&S Việt Nam theo số điện thoại 0908 180 024 để được tư vấn tận tình về vòi nước không chì.

Bài viết liên quan

Sản Phẩm Bán Chạy Nhất

B-7245-06

Vòi xịt sàn dạng mở 

B-7232-01

Vòi xịt sàn dạng mở

B-7132-01

Vòi xịt sàn dạng mở

B-7122-C02

Vòi xịt sàn dạng kín

B-7232-U01XS1E

Hệ thống vòi xịt sàn 35" dạng mở

B-7222-C01XS1E

Hệ thống vòi xịt sàn 30" dạng kín

B-2339

Hệ thống vòi xịt sàn 15" dạng mở